Tất cả về suy thận mạn

Hiểu rõ về suy thận mạn có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn trong hành trình điều trị. 

Suy thận mạn là gì?

Khi bị suy thận mạn, thận dần mất khả năng loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu. Khi đó, nước và chất độc tích tụ trong máu, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị suy thận mạn có thể giúp làm chậm sự tiến triển và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. 

suy thận mạn ảnh hưởng đến cả hai thận của bạn cùng một lúc. Dù cơ thể chúng ta có hai quả thận giúp lọc nước và chất thải, nhưng không có nghĩa quả thận này dự phòng cho quả thận kia khi bị hư hỏng. Chúng hoạt động đồng thời để làm sạch cơ thể của bạn. Khi được chẩn đoán mắc suy thận mạn có nghĩa là cả hai quả thận của bạn đều đã bị ảnh hưởng và không thể thực hiện tốt chức năng lọc máu được nữa.

Illustration of Chronic Kidney Disease Symptoms

Suy thận mạn được chẩn đoán như thế nào?

Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng cho đến khi suy thận mạn đã tiến triển nặng. Đó là lý do suy thận mạn đôi khi được gọi là "căn bệnh thầm lặng". 1 Các triệu chứng thường không đặc trưng và có thể khác nhau ở mỗi người. Bởi vì thận của bạn có khả năng bù đắp cho chức năng bị giảm, các triệu chứng của suy thận mạn có thể không biểu hiện cho đến khi những tổn thương không thể hồi phục đã xảy ra. 

Nếu bạn có các bệnh lý (ví dụ như bệnh đái tháo đường và huyết áp cao) khiến tăng nguy cơ mắc suy thận mạn, bác sĩ rất có thể sẽ xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra huyết áp và chức năng thận của bạn một cách thường xuyên. 

Tìm hiểu thêm về các triệu chứng bệnh thận mạn

CKD stages

Các giai đoạn suy thận mạn

Suy thận mạn thường tiến triển theo thời gian và có 5 giai đoạn tùy thuộc vào khả năng lọc máu của thận. Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết thận của bạn đang hoạt động như thế nào. 

Độ lọc cầu thận (GFR) của bạn sẽ được tính bằng cách sử dụng kết hợp nhiều thông số bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, cũng như nồng độ creatinine - một loại chất thải trong máu của bạn . Độ lọc cầu thận (GFR) thấp có thể là do thận không hoạt động tốt như bình thường. Bạn có thể tìm hiểu 5 giai đoạn của suy thận mạn và độ lọc cầu thận tương ứng như dưới đây.

Trong giai đoạn đầu (Giai đoạn 1–3), thận vẫn có thể lọc chất thải từ máu. Trong giai đoạn sau (Giai đoạn 4–5), thận của bạn phải làm việc năng suất hơn để lọc máu và có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. 2

Tìm hiểu thêm về các giai đoạn 3, 4, 5 của suy thận mạn.

Nguyên nhân nào gây ra suy thận mạn?

Nhiều yếu tố nguy cơ và nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển suy thận mạn. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu về những nguyên nhân tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ để có thể cố gắng giảm nguy cơ phát triển suy thận mạn. 

Tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn.

Chronic Kidney Disease Overview & Treatment Options Pamphlet

Hiểu những điều cơ bản nhất về suy thận mạn

Tìm hiểu suy thận mạn và những ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể của bạn có thể không dễ dàng. Chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin cơ bản nhất bạn nên biết trong biểu đồ này. Bạn có thể tải xuống hoặc chia sẻ nó với gia đình và người chăm sóc của bạn.

Tải xuống
Chronic Kidney Disease Terminology Pamphlet

Tìm hiểu một "ngôn ngữ" mới

Khi được chẩn đoán suy thận mạn và bắt đầu điều trị lọc máu, bạn sẽ phải làm quen với một số từ hoặc khái niệm mới. Một danh sách các thuật ngữ quan trọng đã được chuẩn bị để giúp bạn làm quen dễ dàng hơn. Hãy tải xuống hoặc chia sẻ nó với những người đang cần.

Tải xuống
Illustration of doctor explaining kidney disease condition and treatment options to elderly patient

Suy thận mạn được điều trị như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho suy thận mạn và điều quan trọng là bạn phải chủ động trong việc xác định phương pháp phù hợp với mình nhất. 

Hầu hết bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo, vì thận của họ không còn có thể lọc máu đủ. Ghép thận và chăm sóc bảo tồn là những lựa chọn thay thế. Mỗi lựa chọn điều trị có những lợi ích riêng. Hãy chuẩn bị để có một cuộc thảo luận đầy đủ thông tin với bác sĩ lâm sàng của bạn về việc phương pháp điều trị nào phù hợp nhất với nhu cầu về thể chất, cảm xúc và lối sống của bạn. Tìm hiểu về các lựa chọn điều trị suy thận mạnkhác nhau để bạn có thể thảo luận với bác sĩ lâm sàng của mình và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.