Suy thận mạn giai đoạn 5

Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm dần dần qua thời gian và có thể dẫn đến suy thận ở một số bệnh nhân. Suy thận mạn giai đoạn 5 cho biết đã có suy thận và đây là suy thận giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, bạn phải quyêt định và lập kế hoạch liên quan đến trị liệu thay thế thận như lọc máu . Bạn có thể dần dần tiến triển đến giai đoạn này của suy thận mạn, và do đó sẽ cần được thông tin về các lựa chọn điều trị  mặc dù nhiều bệnh nhân không may khi mới được phát hiện suy thận mạnở giai đoạn này và cần sự hỗ trợ nhanh chóng từ nhóm thận học.

Tổng quan về suy thận giai đoạn 5

CKD stages

Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn dựa trên chức năng thận và tình trạng có hay không có máu hay protein trong nước tiểu.

Đối với suy thận mạn giai đoạn 5, thận không thể duy trì cân bằng dịch, với sự tích tụ chất độc và muối nhiều hơn. Xét nghiệm máu để xác định chức năng thận tại thời điểm suy thận mạn giai đoạn 5 sẽ có kết quả độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) dưới mức 15 ml/phút.. Có thể có những dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến suy thận như thiếu máu và bệnh lý xương do chuyển hóa.

Những triệu chứng của suy thận mạn giai đoạn 5

Ở giai đoạn 5 của suy thận mạn, bạn có thể có những triệu chứng sau:  

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Phù tay và chân
  • Phù mắt
  • Thay đổi màu sắc hay thể tích nước tiểu
  • Chuột rút
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và có vị khó chịu trong miệng
  • Khó ngủ
  • Ngứa  
  • Móng và da đổi màu

Điều quan trọng là phải nhận biết được các triệu chứng của suy thận và thông báo cho bác sĩ cũng như nhóm thận học về những thay đổi mới xảy ra hay các triệu chứng

Mệt mỏi và mất vị giác là 2 triệu chứng quan trọng trong giai đoạn này, và điều quan trọng là phải theo dõi chúng.

Hãy tìm hiểu thêm những triệu chứng khác của bệnh thận mà bạn gặp phải.

 

Chẩn đoán suy thận giai đoạn 5

Illustration of woman consulting with doctor about kidney disease and treatment options

Nếu bạn lần đầu tiên được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn 5 thì bạn sẽ cần gặp bác sĩ thận gấp để đánh giá vấn đề ở thận và thảo luận về các lựa chọn điều trị cần thiết. Đây có thể là giai đoạn rất khủng hoảng và lo lắng cũng như bạn cần phải thu thập thông tin về những kế hoạch điều trị có thể thực hiện.

Hãy tìm những câu hỏi quan trọng để hỏi khi bạn gặp bác sĩ chuyên khoa thận để có được thông tin đầy đủ khi quyết định  điều trị suy thận của mình.

Điều trị suy thận giai đoạn 5

Female physician reviewing information with a man and woman

Tại thời điểm giai đoạn 5 thì suy thận không thể hồi phục. Bạn sẽ được kê toa sử dụng nhiều loại thuốc để hỗ trợ cho chức năng thận cũng như kiểm soát những vấn đề khác về sức khỏe mà suy thận mạn gây ra như thiếu máu và bệnh xương do chuyển hóa. Nhóm thận học sẽ đánh giá bạn và thảo luận về các lựa  chọn điều trị sẵn có trước khi bạn tiến triển đến giai đoạn này - đặc biệt là lọc máu  và ghép thận.

Trong một số tình huống, nếu lọc máu  và ghép thận có thể không là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn thì có thể xem xét đến chăm sóc nâng đỡ. Chăm sóc nâng đỡ không có nghĩa là bạn không cần điều trị, bạn sẽ tiếp tục dùng thuốc thay vì tiến hành lọc máu .

Mỗi bệnh nhân đều khác nhau vì thế nên cân nhắc đến tình trạng bệnh cũng như sở thích của bạn trước khi quyết định  điều trị thay thế thận phù hợp tốt nhất dành cho bạn. Đến thời điểm này, nên bắt đầu thực hiện những kế hoạch sẵn có dành cho  việc điều trị thay thế thận, bao gồm thực hiện đường vào mạch máu để tiến hành lọc máu

Các lựa chọn điều trị thay thế thận: Lọc máu và Ghép thận

Nếu bạn mắc suy thận giai đoạn 5, bạn sẽ cần tiến hành điều trị bằng lọc máu hay ghép thận hơn là dùng thuốc. Lọc máu h là một thủ thuật y khoa bắt chước hoạt động của quả thận khỏe mạnh thông qua việc loại bỏ độc chất ra khỏi cơ thể và duy trì cân bằng dịch bằng cách lọc máu qua một màng lọc.

Có 2 phương pháp lọc máu  chính là Chạy thận nhân tạo  (CTNT)Lọc màng bụng (LMB). Thông thường, LMB được tiến hành tại nhà trong khi đó CTNT được tiến hành tại trung tâm lọc máu . Điều quan trọng bạn cần biết rằng  trong những năm tới, bạn có thể muốn hay cần  chuyển đổi giữa 2 phương pháp lọc máu  này, phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng cũng như sở thích của bạn.

Nếu bạn đang được chăm sóc tại phòng khám thận, bạn sẽ được tiến hành thiết lập đường vào mạch máu để bắt đầu tiến hành lọc máu  - đó là một đường dò của cánh tay để chạy thận nhân tạo  hay catheter được đặt vào ổ bụng để lọc màng bụng (LMB).

Nhóm thận học sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với ghép thận. Ở một số quốc gia, chỉ có ít người có thể tiến hành ghép thận trước khi cần lọc máu . Tuy nhiên, thông thường những người đủ điều kiện  sẽ được ghép thận trong khi tiến hành lọc máu

Quản lý suy thận giai đoạn 5

Man and Woman sharing information

Quản lý suy thận mạn hợp lý là điều cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống, do đó bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn theo khuyến cáo. Bạn nên ngừng hút thuốc vào theo dõi những tình trạng bệnh lý khác của mình. Với giai đoạn này của suy thận mạn, bạn nên tái khám ở bệnh viện thường xuyên để theo dõi tình trạng suy thận của mình. Bạn nên bắt đầu điều trị thay thế thận khi cần thiết.

Khi nào nên bắt đầu điều trị thay thế thận?

bác sĩ chuyên khoa thận sẽ đánh giá thời điểm tốt nhất bắt đầu tiến hành lọc máu  dựa trên triệu chứng của bạn và kết quả các xét nghiệm máu. Không có qui định bắt buộc khi nào bạn phải bắt đầu tiến hành lọc máu. Việc điều trị nên được điều chỉnh theo từng cá nhân dựa trên lối sống và mục tiêu sống của họ.

Những người được chẩn đoán suy thận giai đoạn 5 sẽ cần được đánh giá lâm sàng nhanh chóng và có thể cần tiến hành  lọc máu sớm.

Illustration of doctor explaining kidney disease condition and treatment options to elderly patient

Tiên lượng cho suy thận mạn giai đoạn 5

Điều quan trọng là phải nói với bác sĩ chuyên khoa thận về những thách thức và mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của bạn. Kế hoạch điều trị suy thận mạn phải được cá nhân hóa dựa trên những thách thức và mục tiêu của bạn. Đây là giai đoạn khó khăn đối với bạn và những người thân yêu, do đó điều quan trọng là bạn nhận được sự giúp đỡ từ họ và những thông tin cần thiết khi bạn bắt đầu tiến hành lọc máu.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP