Chăm sóc người bệnh điều trị lọc máu

Hành trình điều trị lọc máu sẽ ảnh hưởng và phần nào làm thay đổi cuộc sống - không chỉ của người bệnh mà còn của gia đình và người chăm sóc.

Chăm sóc người suy thận mạn là một trải nghiệm khá thách thức với hầu hết mọi người. Bạn có thể cảm thấy lo lắng về việc người thân của mình bị bệnh và không biết liệu mình có thể giúp đỡ và hỗ trợ họ hay không. Việc lo lắng là hoàn toàn bình thường. Bạn cũng cần nhớ rằng việc chăm sóc chính bản thân mình cũng quan trọng không kém. Tìm hiểu về những ảnh hưởng của việc điều trị, những thói quen mới cần thích ứng sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại và lên kế hoạch cho một cuộc sống hạnh phúc, cho cả bạn và người thân.

Elderly couple discussing kidney disease treatment options

Đối mặt với cảm xúc và những thay đổi trong lối sống

Chăm sóc cho người bệnh điều trị lọc máu có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy đó là một sự thay đổi rất lớn, những dần dần, hầu hết các công việc sẽ trở nên quen thuộc giống như thói quen hàng ngày. Có một số cách giúp bạn thích nghi tốt hơn ở vai trò mới này. 

Woman performing automated peritoneal dialysis at home

Hiểu về vai trò của bạn khi hỗ trợ điều trị với Lọc màng bụng

Nếu người thân của bạn đang xem xét lựa chọn phương pháp lọc màng bụng, điều đó có nghĩa là họ sẽ điều trị tại nhà. Có nhiều ưu điểm khi điều trị lọc màng bụng tại nhà và một số cách để bạn có thể giúp tận dụng tối đa những ưu điểm này.

Patient receiving In-Centre Haemodialysis Treatment

Chăm sóc người bệnh chạy thận nhân tạo tại bệnh viện

Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh suy thận mạn lựa chọn. Có một số điều bạn nên biết để giúp chăm sóc người bệnh và bản thân bạn tốt hơn. Thứ nhất, chạy thận nhân tạo tại bệnh viện được thực hiện nhiều lần mỗi tuần và kéo dài 4-5 giờ cho mỗi đợt. Đây là một điều bắt buộc mà cả người bệnh và người chăm sóc phải cam kết tuân thủ.